10 ứng dụng của Neuromarketing trong thực tế

Bạn có biết được điều gì sẽ xảy ra nếu bạn có thể thay đổi suy nghĩ và hành động của khách hàng chỉ với những biến đổi nhỏ? Đó là ý tưởng đằng sau neuromarketing (Tạm dịch: Tiếp thị thần kinh học), sử dụng khoa học hành vi và áp dụng nó vào chiến lược tiếp thị.

Neuromarketing có thể có nhiều hình thức: từ thay đổi màu sắc trên trang web đến thêm các từ như “miễn phí” hoặc “ngay bây giờ”. Tất nhiên, tất cả phụ thuộc vào mục tiêu của công ty, nhưng có một điều chắc chắn: bạn chắc chắn sẽ có kết quả tốt hơn khi sử dụng neuromarketing trong chiến lược tiếp thị của mình .

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu neuromarketing là gì và cung cấp cho bạn 10 ví dụ về cách ứng dụng neuromarketing trong thực tiễn.

Neuromarketing là gì?

Neuromarketing là một lĩnh vực sử dụng khoa học thần kinh để đo lường và hiểu hành vi của người tiêu dùng. Ví dụ: theo dõi cách mọi người phản ứng với các kích thích tiếp thị khác nhau, chẳng hạn như quảng cáo hoặc bao bì sản phẩm. Thông tin này sau đó có thể cải thiện các chiến lược tiếp thị và tạo ra các chiến dịch hiệu quả hơn.

Một trong những mục tiêu chính của neuromarketing là xác định yếu tố nào của chiến dịch tiếp thị có nhiều khả năng gây được ấn tượng với người tiêu dùng nhất. Ví dụ: Các nhà nghiên cứu có thể sử dụng dữ liệu tiếp thị thần kinh học để xác định xem một quảng cáo có khuôn mặt tươi cười hay khuôn mặt buồn có nhiều khả năng thu hút phản ứng tích cực từ người xem hơn.

Neuromarketing cũng đã được sử dụng để nghiên cứu thói quen mua hàng. Ví dụ, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng màu sắc của bao bì sản phẩm ảnh hưởng đến cảm nhận của người tiêu dùng về sản phẩm.

Các nhà nghiên cứu thường sử dụng các kỹ thuật chụp ảnh não khác nhau để đo phản ứng của mọi người đối với các kích thích tiếp thị.

10 ứng dụng của Neuromarketing trong thực tế

1. Càng nhiều lựa chọn, càng giảm khả năng mua hàng

Một nghiên cứu của Đại học Columbia đã chỉ ra rằng quá nhiều lựa chọn có thể ngăn cản khách hàng tiềm năng. Đôi khi khách hàng có thể bị choáng ngợp trước quá nhiều sự lựa chọn.

Ví dụ này cho thấy ngay cả một thứ đơn giản như số lượng sản phẩm trên lối đi cũng có thể ảnh hưởng đến doanh số bán hàng và sự hài lòng của khách hàng như thế nào. Do đó, khi xem xét chiến lược kinh doanh hoặc tiếp thị của bạn, điều cần thiết là phải xem xét tất cả các góc độ có thể – bao gồm cả những khía cạnh liên quan đến nghiên cứu hành vi con người như nghiên cứu này của Đại học Columbia!

neuromarketing-choosen

Khách hàng có thể bị choáng ngợp trước quá nhiều sự lựa chọn

2. Sức mạnh của màu sắc

Màu sắc là một trong những công cụ tiếp thị thiết yếu, nhưng nó cũng là một trong những công cụ bị bỏ qua nhiều nhất. Kết quả là, hầu hết các công ty không hiểu rõ ràng màu sắc có thể ảnh hưởng như thế nào đến khách hàng của họ.

neuromarketing-color

Màu sắc ảnh hưởng đến cảm nhận của người tiêu dùng về thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng màu sắc cụ thể gợi lên cảm xúc và cảm giác. Ví dụ, màu đỏ có liên quan đến sự phấn khích, trong khi màu xanh lam được liên tưởng đến tính bảo mật. Những liên kết này rất quan trọng vì chúng có thể ảnh hưởng đến cách mọi người cảm nhận về thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn.

Các chuyên gia về neuromarketing áp dụng kiến ​​thức này khi tạo quảng cáo và nội dung khác bằng cách sử dụng màu sắc một cách chiến lược để tăng tỷ lệ tương tác và chuyển đổi trên trang web, tài liệu in, video, v.v.

3. Tối ưu hoá quảng cáo

Trong nhiều năm, ảnh chụp não bộ chủ yếu chỉ thuộc lĩnh vực học thuật hoặc khoa học. Tuy nhiên, neuromarketing đã khai thác tiềm năng đáng kinh ngạc của fMRI để cung cấp cho chúng ta những hiểu biết sâu sắc về hành vi con người và thói quen tiêu dùng.

Neuromarketing đã sử dụng fMRI để so sánh các chiến dịch quảng cáo trước khi phát hành cho công chúng. Ví dụ: với một chiến dịch quảng cáo cho đường dây nóng qua điện thoại của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, những người tham gia đã xem ba quảng cáo khác nhau. Não bộ hoạt động mạnh nhất trong một khu vực cụ thể điều khiển hành vi gọi đến đường dây nóng cao hơn.

Đây là những ví dụ mạnh mẽ về cách neuromarketing sử dụng công nghệ fMRI cho mục đích tiếp thị. Nó không chỉ giúp các công ty tạo ra các quảng cáo tốt hơn mà còn hiệu quả hơn nữa! Nó có thể được sử dụng để tạo quảng cáo mới và sửa đổi những quảng cáo hiện có để nhận được kết quả tốt hơn từ người tiêu dùng!

4. Nỗi sợ mất thứ gì đó

Cách hiệu quả nhất để thu hút người mua là khiến họ lo lắng về những gì họ có thể mất. Cảm giác lo lắng khi mất đi thứ gì đó ở con người cũng giống như cảm giác khi họ đạt được điều gì đó. Điều này có nghĩa là chiến lược “mua ngay kẻo lỡ” có thể khiến người tiêu dùng chi tiền nhiều hơn.

Các nhà tiếp thị thần kinh học sử dụng rộng rãi một khái niệm được gọi là “khung tham chiếu”, điều này liên quan đến bối cảnh đưa ra quyết định của người tiêu dùng, buộc họ mua hàng nhiều hơn. Ví dụ: thay vì nói “Mua ngay bây giờ với giá giảm $10”, bạn có thể nói, “Mua với giảm giá 50% hoặc bạn bỏ lỡ cơ hội này!”

neuromarketing-fear

Chiến lược “mua ngay kẻo lỡ” có thể khiến người tiêu dùng chi tiền nhiều hơn

5. Quyết định được đưa ra dựa trên sự so sánh

Bạn đang có một sản phẩm hoặc dịch vụ mới có tiềm năng tuyệt vời. Tuy nhiên, trong khi một số người bị thu hút ngay lập tức, những người khác có thể do dự hoặc từ chối nó hoàn toàn. Tại sao vậy?

Các nhà thần kinh học đã tìm ra một lỗ hổng trong cách bộ não của chúng ta đưa ra quyết định. Chúng ta luôn so sánh mọi thứ với nhau thay vì đánh giá dựa trên giá trị nội tại của sản phẩm. Điều này khiến người tiêu dùng sẽ lựa chọn một sản phẩm tương đồng với sản phẩm họ đã sử dụng trong quá khứ hơn là mua một sản phẩm xét về tổng thể là tốt hơn.

neuromarketing-confuse

Não bộ đưa ra quyết định sự so sánh

6. Đừng mắc những sai lầm tương tự như đối thủ cạnh tranh của bạn

Có một quan niệm sai lầm phổ biến rằng não bộ phản ứng tốt nhất với những lời hứa về an toàn và bảo mật. Điều này có thể đúng trong một số trường hợp, nhưng không phải là thứ khách hàng lúc nào cũng tìm kiếm.

Trong trường hợp của PayPal, họ phát hiện ra rằng đối tượng mục tiêu của họ phản ứng nhanh với các thông điệp về sự tiện lợi hơn là bảo mật. Họ đã sử dụng thông tin này để tạo chiến dịch tiếp thị tập trung vào tốc độ và hiệu quả, giúp chuyển đổi thành công những người mua sắm thành người dùng.

Bài học ở đây rất rõ ràng – đừng đưa ra giả định về neuromarketing! Bạn cần thu thập dữ liệu để hiểu được cách khán giả nghĩ hoặc cảm nhận về sản phẩm/dịch vụ của bạn.

7. Thiết kế sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng

Để đảm bảo thiết kế sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng, một số công ty sử dụng kỹ thuật neuromarketing để kiểm tra các giả thuyết của họ và xác nhận xem thiết kế của họ có hoạt động trong thực tế hay không.

Hyundai đã sử dụng công nghệ EEG để hiểu cách người tiêu dùng phản ứng với các khía cạnh khác nhau của ô tô, chẳng hạn như cách bố trí nội thất và kiểu dáng bên ngoài. Kết quả là, họ phát hiện ra rằng một số tính năng nhất định có thể hấp dẫn hơn những tính năng khác, điều này khiến họ phải thay đổi thiết kế cuối cùng của chiếc xe cho phù hợp.

Ví dụ này cho thấy tầm quan trọng của nghiên cứu cảm xúc con người khi tạo ra sản phẩm và dịch vụ – đặc biệt là khi các yếu tố hình ảnh được quan tâm.

8. Câu trả lời nằm trong bộ não của bạn

Khi phát triển một quảng cáo mới, Cheetos đã phỏng vấn nhóm tập trung và kiểm tra điện não đồ (EEG) để hiểu rõ hơn phản ứng của người tiêu dùng.

Trong mẫu quảng cáo, một người phụ nữ đã chơi khăm bạn mình bằng cách đổ đầy quần áo trắng của cô ấy bằng Cheetos màu cam. Những người tham gia phỏng vấn cho biết họ không thích quảng cáo, nhưng kết quả từ điện não đồ cho thấy họ hứng thú với nó. Đó là sức mạnh của neuromarketing. Nghiên cứu trên đã chỉ ra rằng mọi người sợ nói lên quan điểm của mình nếu họ nghĩ rằng ai đó sẽ đánh giá về những gì họ nói. Vì vậy, nếu chỉ thực hiện phỏng vấn nhóm tập trung, bạn không thể biết chính xác có bao nhiêu người thích mẫu quảng cáo này hoặc bất kỳ thứ gì khác ngoài những gì họ trả lời.

neuromarketing-the-answer-in-your-brain

Câu trả lời nằm trong bộ não của bạn

Các nhà tiếp thị thần kinh học đã tìm ra một cách khéo léo để giải quyết vấn đề trên bằng cách sử dụng điện não đồ. Điều này cho phép người làm tiếp thị nhìn thấy những suy nghĩ và sở thích tiềm ẩn hiệu quả hơn các kỹ thuật nghiên cứu tiếp thị truyền thống!

9. Cách đặt giá phù hợp cho doanh nghiệp của bạn

Theo neuromarketers, cách đặt giá cho sản phẩm/dịch vụ rất đơn giản. Các số được làm tròn sẽ tốt hơn cho các quyết định cảm tính, trong khi các số phức hoạt động tốt hơn khi bộ não logic tham gia. Sự khác biệt này là do cách bộ não hoạt động và đưa ra quyết định.

Nếu bạn muốn bán nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ của mình hơn, hãy sử dụng giá làm tròn thay vì đặt giá phức tạp để nó thu hút cảm xúc hơn là logic. Tuy nhiên, nếu bạn muốn mọi người lựa chọn hợp lý hơn là cảm tính, thì việc sử dụng các số liệu phức tạp sẽ khiến họ suy nghĩ kỹ hơn về quyết định của mình và có nhiều khả năng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn hơn vì họ cảm thấy như họ đã lựa chọn khôn ngoan hơn.

10. Tạo tiêu đề thu hút sự chú ý

Tiêu đề là thứ đầu tiên được mọi người nhìn thấy, vì vậy chúng phải nổi bật và được chú ý.

Trong thời đại đổi mới, các nhà tiếp thị đang tìm cách tiếp cận người tiêu dùng. Gần đây “Hippocampal Headlines” (Tạm dịch: Tiêu đề hồi hải mã) đã trở nên phổ biến trong nghiên cứu về neuromarketing. Các nhà nghiên cứu tại Đại học College London đã phát hiện ra rằng khi bạn tạo ra một thay đổi nhỏ trong câu bằng các từ thông dụng và đang phổ biến, hồi hải mã sẽ được kích hoạt và thúc đẩy sự chú ý của khán giả.

Ví dụ: Cụm từ “Practice makes perfect” (Tạm dịch: Thực hành tạo nên sự hoàn hảo) khi chúng ta nhìn thấy từ “Practice” trong tiêu đề, bộ não của chúng ta dự đoán rằng từ “Makes” sẽ xuất hiện tiếp theo, tương tự như vậy với từ “Perfect”. Nhưng nếu không có sự phù hợp giữa dự đoán và thực tế, bộ não của chúng ta sẽ được kích hoạt bởi sự không phù hợp với tiêu đề này. Khán giả chú ý vì một điều gì đó bất thường đã xảy ra. Các nhà tiếp thị có thể tận dụng kiến ​​thức này để tạo ra tiêu đề hiệu quả hơn cho các quảng cáo yêu cầu phản hồi ngay lập tức từ đối tượng nhận tin mục tiêu, kích hoạt người tiêu dùng mua sản phẩm một cách bốc đồng.

Lược dịch từ bài viết: https://interobservers.com/neuromarketing-examples/

Có thể bạn quan tâm

Làm thế nào để khiến cho khách hàng tiếp thị thay bạn?

7 dấu hiệu độc giả đang chán ghét chiến lược tiếp thị nội dung của bạn